Container là gì? Công dụng và phân loại container chuyên dụng hiện nay
Container là gì? Công dụng và phân loại container chuyên dụng hiện nay là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang làm trong lĩnh vực thương mại công nghiệp và vận tải. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất, mời bạn đọc tham khảo.
Container là gì?
Container là gì? Container là một thùng bằng thép lớn có dạng hình hộp chữ nhật với phần ruột bên trong rỗng. Vỏ ngoài thường sơn phủ màu đỏ, xanh dương hoặc một màu sắc bất kì (tùy thuộc nhà sản xuất, người sử dụng,…). Đồng thời có cửa mở 2 mặt và có chốt khóa kín. Được dùng nhiều nhất để chứa hàng hóa vận chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn.
Ở Việt Nam, container hay được gọi là công ten nơ hoặc cont (công). Trước thế kỉ 18, chúng được làm từ những chất liệu quen thuộc như gỗ và không tuân thủ theo một kích thước hay một tiêu chuẩn cụ thể. Nhưng đến khoảng năm 1930, Malcolm McLean – người được cho là phát minh ra container – cho rằng các thùng chứa hàng này hoàn toàn có thể dùng cho nhiều phương tiện vận tải như máy bay, tàu thủy, xe tải, tàu hóa,… mà không bắt buộc phải tháo gỡ hàng hóa.
Và hiện nay, container đã được dùng rộng rãi, có thể nói là phổ biến trên thế giới với kích thước được thực hiện dựa theo tiêu chuẩn ISO. Trong một số trường hợp, tiêu chuẩn này sẽ được thay đổi để phù hợp với mục đích sử dụng, tải trọng của những loại xe vận tải đường bộ,…. Mục đích là giúp quá trình vận chuyển hàng hóa được trơn tru, nguyên vẹn trong mọi địa hình, điều kiện thời tiết.
Cấu trúc của container
Container được chia thành khá nhiều loại. Mỗi loại sẽ có một hoặc nhiều đặc điểm cấu trúc mang tính đặc thù khác nhau nhưng vẫn tuân thủ theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tính thuận lợi và thống nhất cho việc dùng trong lĩnh vực vận tải đa phương thức.
Cấu trúc của General Purpose Container (container bách hóa) là một khối hộp hình chữ nhật gắn trên một khung thép chắc chắn (stell frame) và có thể được chia thành 7 bộ phận chính. Đó là frame (khung), front end wall (mặt trước), rear end wall and door (mặt sau và cửa), roof panel (tấm mái), bottom and floor (đáy và mặt sàn), side wall (vách dọc), corner fittings (góc lắp ghép).
1. Frame (khung)
Frame (khung) của container là phần chịu lực chính, được làm bằng thép và có dạng hộp chữ nhật. Bao gồm:
- 4 corner post (trụ góc)
- 2 top side rails (xà dọc nóc)
- 2 bottom side rails (xà dọc đáy)
- 2 bottom cross members (dầm đáy)
- 1 door header (xà ngang trên phía sau)
- 1 front top end rail (xà ngang trên phía trước)
2. Front end wall (mặt trước)
Front end wall (mặt trước) là một tấm kim loại dạng corrugated (lượn sóng) như nhôm, thép hoặc gỗ dán bên trên phủ một lớp nhựa gia cố sợi thủy tinh) để làm vách tăng khả năng chịu lực. Thông thường sẽ là mặt không cửa, nằm đối diện phần mặt của mặt sau có cửa.
3. Rear end wall and door (mặt sau và cửa)
Rear end wall (mặt sau) gồm 2 door leaf (cánh cửa) bằng kim loại dạng lượn sóng hoặc phẳng, gắn với frame (khung) container thông qua hinge (cơ cấu bản lề). Dọc theo mép của cửa sẽ gắn lớp gioăng kín nước – hay còn gọi là door gasket nhằm không để nước lọt vào phía trong của container. Ngoài ra ở mỗi cánh cửa còn thường có 2 door locking bar (thanh khóa cửa) với phía trên lắp 2 door handle (tay quay) gắn cùng tai kẹp chì.
4. Roof panel (tấm mái)
Roof panel (tấm mái) là tấm kim loại có dạng uốn lượn sóng hoặc phẳng che kín phần nóc của container. Và được làm từ những chất liệu như aluminum (nhôm), steel (thép) hoặc plywood with glass fiber-reinforced plastic coating (gỗ dán phủ lớp nhựa gia cố sợi thủy tinh).
5. Bottom and floor (đáy và mặt sàn)
Đáy (botton) của container gồm những dầm ngang làm bằng thép nối với hai thanh xà dọc đáy. Tác dụng là hỗ trợ kết cấu của frame (khung) và chịu trực tiếp lực từ sàn container đẩy xuống.
6. Side wall (vách dọc)
Side wall (vách dọc) có cấu tạo khá giống tấm mái, cũng là tấm kim loại dạng corrugated (lượn sóng) làm bằng chất liệu nhôm, thép hoặc gỗ dán phủ lớp nhựa gia cố sợi thủy tinh. Mục đích là làm tăng thêm khả năng chịu lực của phần vách.
7. Corner fittings (góc lắp ghép)
Corner fittings (góc lắp ghép) còn có tên gọi khác là corner casting (góc đúc), được chế tạo trực tiếp từ thép. Sau đó hàn khớp vào những góc dưới và trên của container – chi tiết mà twistlock (khóa) của những thiết bị hạ nâng (xe nâng, cẩu) hoặc thiết bị lashing (chằng buộc) móc vào trong suốt quá trình xếp chồng, nâng hạ hay chằng buộc container. Trong đó, hình dáng và kích thước của góc lắp ghép phải tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn ISO 1161, riêng vị trí sẽ phụ thuộc ISO 668:1995.
Lưu ý: Đối với những loại container đặc biệt như container bồn, container lạnh, container mở nóc sẽ có thể có những thay đổi riêng về cấu trúc để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Công dụng của container
Container có rất nhiều công dụng nhưng tiêu biểu nhất là đối với đời sống, thương mại công nghiệp và vận tải. Thông thường, những container mới sẽ được sử dụng để vận chuyển mọi loại hàng hóa, những container cũ có thể tận dụng vào những mục đích khác nhau. Mục đích chính là tăng hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.
1. Công dụng của container đối với đời sống
Container có công dụng không nhỏ đối với đời sống con người khi được tái chếhoặc sử dụng mới với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể như sau:
- Làm kho chứa hoặc bảo quản hàng hóa lâu dài.
- Làm văn phòng làm việc với không gian mới lạ, độc đáo.
- Làm nhà ở, vừa thoải mái, vừa tiết kiệm nhiều chi phí.
- Làm khách sạn, công trình kiến trúc, quán cafe, khu du lịch,….
2. Công dụng của container đối với thương mại công nghiệp và vận tải
Đối với thương mại công nghiệp và vận tải, container có công dụng cực kì lớn. Trong đó nổi bật nhất là làm cho thương mại toàn cầu hóa được thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Góp phần giúp kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói chung ngày càng phát triển và thu về nguồn lợi nhuận “khổng lồ”.
Ngoài ra, container đối với thương mại công nghiệp và vận tải còn có những công dụng sau:
- Giảm thời gian và công nhân không mất quá nhiều sức khi xếp dỡ hàng hóa nhiều hoặc nặng.
- Giảm chi phí xếp dỡ một cách đối đa.
- Dễ dàng hơn trong việc phân phối hàng hóa nội địa bằng xe tải hoặc tàu hỏa.
- Hạn chế được tình huống phát sinh ngoài ý muốn như trộm cắp vì hàng hóa luôn được niêm phong cẩn thận.
- Giảm nhiều chi phí khi lưu thông. Ví dụ như bảo hiểm hàng hóa.
- Mất ít thời gian neo tàu ở cảng. Đồng thời đóng hàng được nhiều hàng và nâng suất làm việc cũng cải thiện hiệu quả hơn.
Những loại container chuyên dụng hiện nay
Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có không ít loại container, phù hợp với những nhu cầu và mục đích sử dụng riêng biệt. Trong đó có thể kể đến container khô, container lạnh, container cao, container hở nóc, container cánh dơi, Flat Rack Container và container bồn. Mỗi loại container sẽ có những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều sẽ tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế.
1. Container khô (container thường)
Container khô (container thường) là loại container cơ bản, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng để vận chuyển phục vụ thương mại. Gồm 5 loại cơ bản (phân theo kích thước) là container 10 feet, container 20 feet, container 40’DC, container 40’HC và container 45 feet. Phù hợp với nhiều phương thức vận tải khác nhau và thuận lợi trong việc nhập, xuất hàng hóa từ container ra bên ngoài và ngược lại.
2. Container lạnh
Container lạnh – tên tiếng anh là Reefer Container, ký hiệu là RF. Bên trong có một máy làm lạnh dạng tích hợp hoàn toàn, giúp duy trì nhiệt độ luôn trong khoảng từ -25 độ C và +25 độ C, đặc biệt là được thiết kế hoàn toàn theo tiêu chuẩn ISO. Thường được dùng để vận chuyển hàng tươi sống hoặc đông lạnh như rau, trái cây, thịt, hoa, thuốc y tế và những sản phẩm được làm từ sữa cần vận chuyển trong điều kện nhiệt độ thấp.
3. Container cao
Container cao (High Cube Container) có chiều rộng và chiều dài khá giống với container tiêu chuẩn 40 feet. Điểm khác nhau nằm ở chiều cao khi cao đến 9,6″, làm tăng được không gian lưu trữ hàng hóa. Cụ thể có thể chứa khoảng 152 chiếc xe đạp hoặc 760 chậu hoa vừa. Tuy nhiên chỉ thích hợp với một số loại hàng hóa và sẽ có thể gặp khó khăn, thậm chí là quá khổ khi di chuyển qua cầu, đường hầm,… của Việt Nam.
4. Container hở nóc
Container hở nóc hay Open Top Container, ký hiệu là OT. Đây là loại container không có phần nóc phía trên, thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa hóa cồng kềnh hoặc có kích thước lớn, không thể xếp được vào cửa của container thông thường. Ví dụ như thiết bị xây dựng, kiện kính, đá tảng, gỗ có thân dài,…. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc khá nhiều vào điệu kiện thời tiết, đặc biệt là vào những ngày mưa lớn có thể khiến hàng hóa bị ướt.
5. Container cánh dơi
Container cánh dơi (Gull Wing Container) là loại container có hai cánh bên có thể mở tuần tự hoặc cùng một lúc. Mục đích là xếp dỡ hàng hóa nhanh. Từ đó tiết kiệm công sức vận hành và đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển với tải trọng lớn. Đặc biệt, thiết kế của container tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn của quốc tế nhưng vẫn đem đến hiệu quả vượt trội trong lĩnh vực thương mại công nghiệp nói riêng và vận tải nói chung.
6. Flat Rack Container
Flat Rack Container (ký hiệu là FL) được sử dụng nhiều nhất trong việc vận chuyển, chuyên chở những lô máy móc, hàng hóa cồng kềnh, quá khổ mà những loại container khác không đáp ứng được. Điểm khác biệt của loại container này là phần đế sàn được làm bằng thép rất dày nên có khả năng chịu được tải trọng lớn. Và chỉ có chắn ở phần cuối và đầu (không có ở bên trên hay hai bên), có thể gập xuống để tạo thành mặt phẳng.
7. Container bồn
Container bồn hay Tank Container là một loại container còn khá mới khi chỉ vừa xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Thiết kế của container tương đối đặc biệt, nhìn sẽ giống như một chiếc bồn lớn, thường được sử dụng để dự trữ và chuyên chở những hàng hóa dạn chất lỏng như khí đốt, dầu máy. Điểm cộng là ít ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể chịu được hầu hết các địa hình (bằng phẳng, gồ ghề,…) và mức tiêu hao nhiên liệu thấp.
Trên đây là những giải đáp về “Container là gì? Công dụng và phân loại container chuyên dụng hiện nay”. Hi vọng sẽ mang đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc, từ đó có thể thuận lợi nghiên cứu và lựa chọn loại container phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của bản thân, công ty hoặc doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER LUXURY
Trụ sở
Số 1027 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, TP. Hải Phòng.
Kho bãi tại Hải Phòng
Bãi Vietfracht, số 74 Đình Vũ, P. Đông Hải 2, Q. Hải An, TP. Hải Phòng.
Liên hệ
Hotline: 0936.777.988 / 0911.337.588 – Mr Hội
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/International-Luxury-Container
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tin đọc nhiều
- Cập nhật: Giá container bán và cho thuê tháng 9/2021
- Container là gì? Công dụng và phân loại container chuyên dụng hiện nay
- Container Lạnh 40 Feet: Thông số kĩ thuật và ưu điểm nổi bật
- Container lạnh là gì? công dụng và hướng dẫn vận hành
- [Quan trọng] 6 Lưu ý khi chọn mua container văn phòng
- Bảng giá mua và thuê container kho tại Hải Dương
- Hướng dẫn lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng
- Container Lạnh 20 Feet: Ưu điểm, kích thước và ứng dụng
- Địa chỉ bán container văn phòng cũ giá rẻ tại Hà Nội
- Địa chỉ mua bán container cũ, mới uy tín tại Hà Tĩnh