Hướng dẫn lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng

By Published On: 03/02/2021

Lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng được các công ty, doanh nghiệp, đơn vị hoặc cá nhân rất quan tâm. Lựa chọn đúng sẽ giúp hàng hóa được sắp xếp gọn gàng và đảm bảo được chất lượng khi vận chuyển, đồng thời tiết kiệm được thời gian và giảm nhiều chi phí không mong muốn. Ngược lại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàng hóa như dễ hư hỏng, dập nát hoặc biến dạng.

Thông tin chung về container

Container là tên gọi một thùng chứa hàng có dạng hình hộp chữ nhật làm bằng chất liệu thép với phần ruột rỗng. Bên ngoài container thường sơn màu cam, xanh dương, đỏ, nâu hoặc giữ nguyên trắng – tùy vào nhà sản xuất, mong muốn của người dùng,… Ngoài ra còn có cửa có thể đóng mở dễ dàng và chốt khóa kín để hàng hóa được đảm bảo an toàn, không bị rơi rớt trong quá trình vận chuyển.

Container được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống khi được sử dụng làm quán cafe, văn phòng làm việc, công trình nghệ thuật, nhà ở, khách sạn, khu du lịch,…. Đặc biệt, là một phần không thể thiếu của ngành vận tải nói chung và thương mại công nghiệp nói riêng. Container giúp vận chuyển các chủng loại hàng hóa khác nhau đến mọi địa điểm (không phân biệt địa hình và thời tiết), giúp mọi thứ hoàn hảo nhất.

chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng hóa

Container là tên gọi một thùng chứa hàng có dạng hình hộp chữ nhật làm bằng chất liệu thép với phần ruột rỗng

Tùy loại hàng hóa, bạn có thể chọn những loại container riêng biệt. Đó có thể là general purpose container/dry container (container bách hóa/container khô), bulk container (container hàng rời), open top container (container mở nóc), reefer container (container lạnh), tank container (container bồn),…. Đáp ứng được những loại hàng hóa như thịt cá, chất lỏng, hoa tươi, bia, rau củ, các sản phẩm từ sữa,….

Lựa chọn và sử dụng container đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích đối với xã hội, chủ hàng, người chuyên chở và người giao nhận. Ví dụ như giảm các chi phí phát sinh không cần thiết, tạo điều kiện tốt để hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật và mang đến công việc ổn định cho lực lượng lao động. Ngoài ra còn giảm rủi ro khi vận chuyển hàng hóa (hư hỏng, dập nát,…), rút ngắn thời gian kiểm đếm hàng,….

Hướng dẫn lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng

Lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng rất quan trọng. Nếu lựa chọn đúng sẽ giúp hàng hóa được vận chuyển một cách trơn tru và an toàn nhất, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí và hạn chế tối đa những rủi ro có thể đối mặt. Ngược lại, lựa chọn sai, container sẽ không thể chứa đủ hàng hóa hoặc hàng hóa bị nhồi nhét, sắp xếp một cách lộn xộn, khiến chất lượng không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Để tránh trường hợp lựa chọn sai, chủ hàng cần tìm hiểu và biết chính xác về sức chứa của các loại container dự định sử dụng. Mục đích là có thể lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng. Giúp giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển, không mất nhiều thời gian và công sức, không tổn thất những chi phí không đáng có,…. Như vậy, chủ hàng sẽ vừa đảm bảo được chất lượng hàng hóa, vừa tăng được “lợi nhuận”.

chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng

Lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng rất quan trọng khi vận chuyển hàng hóa

Bạn có thể áp dụng công thức tính toán số lượng hàng hóa tối đa có thể đóng vào container. Từ đó lựa chọn được kích cỡ container phù hợp để đóng hàng hóa. Cụ thể như sau:

Thể tích kiện = Dài x Rộng x Cao (đơn vị mét)

Số lượng kiện hàng tối đa trong một container:

  • Container 20 feet = 28/thể tích kiện (đơn vị mét khối)
  • Container 40 feet = 60/thể tích kiện (đơn vị mét khối)
  • Container 40 feet cao = 68/thể tích kiện (đơn vị mét khối)

Ví dụ: Một công ty cần đóng 20.000 sản phẩm vào container theo hình thức kiện hàng. Mỗi kiện hàng sẽ dài 1,6 mét, rộng 0,4 mét, cao 0,5 mét và mỗi kiện chứa đúng 100 sản phẩm. Vậy cần lựa chọn loại container có kích cỡ như thế nào để đóng hàng?

Giải đáp:

Thể tích kiện = 1,6 x 0,4 x 0,5 = 0,32 mét khối

Số lượng kiện trên container 20 feet = 20/0,32 = 62,5 kiện

Số lượng hàng có thể đóng đầy trên container 20 feet = 62,5 x 100 = 6250 sản phẩm

Số lượng kiện trên container 40 feet = 60/0,32 = 187 kiện

Số lượng hàng có thể đóng đầy trên container 40 feet = 187 x 100 = 18700 sản phẩm

Số lượng kiện trên container 40 feet cao = 68/0,32 = 212,5 kiện

Số lượng hàng có thể đóng đầy trên container 40 feet cao = 212,5 x 100 = 21250 sản phẩm

Như vậy, đối với 20.000 sản phẩm cần đóng vào container để vận chuyển, công ty không thể chọn container 20 feet hay 40 feet vì sẽ thiếu chỗ. Lúc này, container 40 feet cao sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên sẽ thừa 1250 sản phẩm (khoảng 12 kiện hàng).

Lưu ý: Cách tính này chỉ được áp dụng đối với trường hợp hàng nguyên container (FCL).

Đối với LCL – hàng lẻ, thường sẽ do FWD – bên trung gian gom hàng. Sau đó đưa ra phương án đóng hàng cũng như giá cước. Trong đó, giá cước sẽ được tính dựa trên việc so sánh trọng lượng và thể tích, đại lượng nào cao hơn sẽ áp dụng để tính thể tích hàng hóa. Đơn vị tính trọng lượng là KGS và đơn vị tính thể tích là CBM. Trọng lượng sẽ được tính bằng cách đo số KGS, còn thể tích sẽ được tính theo công thức sau:

Thể tính CBM = (Dài x Rộng x Cao) x Số Lượng

Theo quy ước chung, 1 tấn hàng hóa sẽ bằng 3 CBM hoặc 1 CBM bằng 333 KGS. Nếu 1 tấn nhỏ hơn 3 CBM sẽ được xếp vào hàng nặng và tính bằng bảng giá KGS. Trường hợp 1 tấn lớn hơn hoặc bằng 3CBM thì sẽ được xem là hàng nhẹ và áp dụng bảng giá CBM để tính cước phí vận chuyển.

chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng

Đối với LCL – hàng lẻ, thường sẽ do FWD – bên trung gian gom hàng và thông báo giá cước

Một số lưu ý khi sử dụng container trong vận chuyển hàng hóa

Bên cạnh việc lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng hóa thì bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều cơ bản trong quá trình sử dụng container để vận chuyển hàng hóa. Cụ thể như sau:

  • Chỉ sử dụng những container chất lượng để vận chuyển hàng hóa. Tốt nhất nên mua hoặc thuê của những đơn vị uy tín và lâu năm. Ví dụ như Luxury Container,….
  • Không cố nhồi nhét hàng hóa vào bên trong container khi không còn đủ chỗ chứa. Điều này sẽ giữ cho hàng hóa không bị biến dạng và không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Khi đóng xong hàng hóa vào bên trong container, bạn cần đóng kín và khóa chặt cửa để cửa không bị mở đột ngột và không bị rơi rớt hàng hóa dọc đoạn đường di chuyển.
  • Đối với container lạnh, không chất hàng hóa vượt mức đỏ quy định. Mục đích là giúp khí lạnh lưu thông đều đến tất cả vị trí bên trong container. Đồng thời, không bật hệ thống làm lạnh khi đang đóng hàng hóa.
  • Đối với những container đã cũ, không thể bảo quản tốt hàng hóa trong suốt quá trình di chuyển nên thay container mới – chất lượng hơn, để hàng hóa không bị hư hỏng, dập nát.

Hi vọng với những hướng dẫn trong bài viết trên đây, bạn đọc sẽ lựa chọn kích thước container phù hợp để đóng hàng hóa. Nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc cần mua, thuê container, hãy liên hệ ngay với Luxury Container theo số hotline 0911 337 588 hoặc email [email protected] để được tư vấn và phục vụ chu đáo nhất. Xin chân thành cám ơn!

BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM:

Đăng kí nhận tin

Tin tức mới nhất

Thank you for your message. It has been sent.
There was an error trying to send your message. Please try again later.

Add notice about your Privacy Policy here.