Các loại kích thước container thông dụng nhất hiện nay
Các loại kích thước container thông dụng nhất hiện nay chính là cơ sở để lựa chọn chính xác loại container phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các cá nhân, doanh nghiệp hoặc công ty. Tiêu biểu là container lạnh 40 feet, open top container 20 feet, flat rack container 40 feet, container hở 20 feet, container khô 10 feet,….
Một số khái niệm về kích thước container cần biết
Container là một thùng chứa hàng hóa có dạng hình hộp chữ nhật với phần khung được làm bằng thép, ruột bên trong rỗng và sơn phủ trắng, xanh, đỏ,… bên ngoài. Container thường được sử dụng nhiều nhất để vận chuyển hàng hóa thông thường hoặc đông lạnh như thịt cá, chất lỏng, rau củ, hoa tươi, thuốc y tế, trái cây, sữa,…. Ngoài ra còn được ứng dụng làm nhà ở, quán cafe, công trình kiến trúc, khách sạn, văn phòng làm việc.
Dưới đây là một số khái niệm về kích thước container cần biết:
- Feet: Thường được đề cập khi nhắc đến kích thước của container. Ví dụ như container 10 feet, container 20 feet, container 40 feet,…. Feet (ký hiệu là ft hoặc dấu phẩy đơn trên đầu) – một trong những đơn vị đo lường quốc tế rất phổ biến, nhất là ở Mỹ và Anh. 1 feet = 0,348 mét = 30,48 centimet = 12 inch (1 inch = 0,0254 mét), khoảng bàn chân một người Âu Mỹ.
- Dung tích: Trong container, dung tích chính là phần thể tích có thể được dùng để chứa các loại hàng hóa.
- Kích thước lọt lòng: Là kích thước phía bên trong của thùng container (sau khi đã trừ độ dày của phần vỏ). Khi tính kích thước hàng hóa phù hợp với container, người ta sẽ căn cứ vào kích thước lọt lòng.
- Độ mở cửa: Chính xác là kích thước cửa của container.
- Kích thước phủ bì: Hay còn được gọi là kích thước của tổng thể bên ngoài. Kích thước này được đo bên ngoài, kể cả độ dày vỏ container.
- Tổng tải trọng: Bao gồm khối lượng của container rỗng và khối lượng hàng hóa.
- Tải trọng ròng: Là phần khối lượng hàng hóa có thể chứa của container.
Các loại kích thước container thông dụng nhất hiện nay
Hiện nay, container được chia thành rất nhiều loại với những kích thước khác nhau, đáp ứng được nhu cầu và mục đích sử dụng của mọi cá nhân, công ty hoặc doanh nghiệp. Hiểu rõ và nắm vững được kiến thức về các loại kích thước của container thông dụng sẽ là tiền đề để lựa chọn đúng loại container phù hợp, giúp quá trình vận chuyển hàng hóa được trơn tru, an toàn và tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh không cần thiết. Cụ thể như sau:
1. Kích thước container thông dụng – container khô 10 feet
Container khô 10 feet là một trong số ít những loại container có kích thước nhỏ nhất. Độ phổ biến của loại container này khá cao và sở hữu ưu điểm là linh động và nhỏ gọn. Thường được sử dụng để vận chuyển những loại hàng hóa có trọng lượng và kích cỡ vừa phải. Ngoài ra còn được dùng làm văn phòng, kho chứa hàng, nhà vệ sinh công cộng,….
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, container 10 feet đã được ứng dụng để làm nhà ở lưu động. Đây là một xu thế mới, được mọi người hưởng ứng, nhất là giới trẻ rất ưa chuộng. Điểm cộng là độc đáo, thú vị và thân thiện với môi trường tự nhiên khi giảm một lượng lớn chất thải khó phân hủy. Giá thành còn rất “mềm”, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container khô 10 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 9 feet 3,3 inch = 2,828 mét. Rộng 7 feet 8,5 inch = 2,350 mét. Cao 7 feet 9,7 inch = 2,381 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 9 feet 9,8 inch = 2,911 mét. Rộng 8 feet = 2,438 mét. Cao 8 feet 6 in = 2,591 mét.
- Thể tích: 16 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 6,2 inch = 2,291 mét. Rộng 7 feet 8 inch = 2,336 mét.
- Tổng tải trọng: 10,160 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 8,810 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 1,350 tấn.
2. Kích thước container thông dụng – container khô, thường 20 feet
Container khô, thường 20 feet là một trong những loại container thông dụng nhất hiện nay. Thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nặng nhưng có kích thước vừa phải, tuyệt đối khô ráo và không yêu cầu cụ thể về nhiệt độ. Tiêu biểu là bột, gạo, vật liệu xây dựng,… với tải trọng tối đa được Việt Nam quy định là 20,32 tấn dù theo thông số đến 28,280 tấn.
Cụ thể, kích thước và thông số kỹ thuật container khô, thường 20 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 19 feet 4,2 inch = 5,898 mét. Rộng 7 feet 8,6 inch = 2,352 mét. Cao 7 feet 10,3 inch = 2,395 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 20 feet = 6,060 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: 33,2 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 5,8 inch = 2,280 mét. Rộng 7 feet 8,1 inch = 2,340 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 28,280 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 2,200 tấn.
3. Kích thước container thông dụng – container lạnh 20 feet
Container lạnh 20 feet có cấu trúc không khác nhiều so với container khô, thường 20 feet nhưng sẽ có thêm hệ thống làm lạnh tiên tiến. Thường được sử dụng để vận chuyển những loại hàng hóa không thể bảo quản trong điều kiện bình thường hoặc đòi hỏi nhiệt độ thấp. Ví dụ như nông sản, hải sản tươi sống, thủy hải sản, thuốc y tế, hoa tươi, các sản phẩm từ sữa,….
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container lạnh 20 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 17 feet 11,9 inch = 5,485 mét. Rộng 7 feet 6 inch = 2,286 mét. Cao 7 feet 5,2 inch = 2,265 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 20 feet = 6,060 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: 28,4 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 3,6 inch = 2,224 mét. Rộng 7 feet 6 inch = 2,286 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 27,280 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 3,200 tấn.
4. Kích thước container thông dụng – container hở 20 feet
Container hở 20 feet hay còn được gọi là open top container 20 feet, OT container 20 feet,…. Đây là loại container không có nóc mà chỉ có bạt che bên trên. Thường được sử dụng để vận chuyển những kiện hàng hóa có kích thước lớn hoặc cồng kềnh. Đặc biệt phù hợp với công việc bốc dỡ các loại hàng hóa theo phương đứng bằng cần cẩu.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container hở 20 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 19 feet 4,2 inch = 5,898 mét. Rộng 7 feet 8,6 inch = 2,352 mét. Cao 7 feet 8,4 inch = 2,348 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 19 feet 10,5 inch = 6,058 mét. Rộng 8 feet = 2,438 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,581 mét.
- Thể tích: 37,28 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 5,8 inch = 2,280 mét. Rộng 7 feet 8,1 inch = 2,340 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 28,050 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 2,420 tấn.
5. Kích thước container thông dụng – flat rack container 20 feet
Flat rack container 20 feet có kích thước tương tự như container thường, khô 20 feet. Điểm đặc trưng của loại container này là không có vách, mái và cửa. Thường được sử dụng để vận chuyển những loại hàng hóa quá tải hoặc quá khổ như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc,…. Tuy nhiên, giá thành container khá cao, đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải đầu tư mạnh chi phí ban đầu.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của flat rack container 20 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 19 feet 3,6 inch = 5,883 mét. Rộng 7 feet 8,4 inch = 2,347 mét. Cao 7 feet 4,9 inch = 2,259 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 20 feet = 6,060 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: Không xác định.
- Tổng tải trọng: 34,000 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 31,158 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 2,750 tấn.
6. Kích thước container thông dụng – container khô, thường 40 feet
Container khô, thường 40 feet được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam với kích thước gấp đôi container khô, thường 20 feet. Loại container này có thể vận chuyển được rất nhiều hàng hóa khô kháo, có kích thước lớn hoặc khối lượng vừa. Cụ thể là hàng may mặc, thực phẩm khô không yêu cầu nhiệt độ cụ thể, nhựa, đồ nội thất,…. Đặc biệt là hàng xuất nhập khẩu.
Theo như các kích thước và thông số kĩ thuật của container khô, thường 40 feet (phía dưới) thì trọng lượng container rỗng là 3,730 tấn và tải trọng hàng hóa có thể chứa được tối đa là 26,750 tấn. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt lý thuyết vì tải trọng được hàng hóa được đóng bên trong mỗi container sẽ phụ thuộc nhiều vào quy định riêng của từng hãng tàu để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận chuyển.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container khô, thường 40 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 39 feet 5,7 inch = 12,032 mét. Rộng 7 feet 8,5 inch = 2,350 mét. Cao 7 feet 10,2 inch = 2,392 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 40 feet = 12,190 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: 67,634 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 5,8 inch = 2,280 mét. Rộng 7 feet 7,7 inch = 2,330 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 26,750 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 3,730 tấn.
7. Kích thước container thông dụng – container lạnh 40 feet
Container lạnh 40 feet có kích thước bên ngoài tương đương container thường, khô 40 feet. Tuy nhiên, kích thước lọt lòng phía bên trong của loại container này lại nhỏ hơn – nguyên nhân là do trang bị hệ thống làm lạnh với nhiều độ thấp nhất là -18 độ C. Thường được sử dụng để vận chuyển trái cây, thực phẩm tươi sống, rau củ, thịt cá đông lạnh, thủy hải sản, thuốc y tế, sữa,….
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container lạnh 40 feet:
- Kích thước lọt lòng: Dài 37 feet 11 inch = 11,558 mét. Rộng 7 feet 6,2 inch = 2,291 mét. Cao 7 feet 3,6 inch = 2,225 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 40 feet = 12,190 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: 58,92 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 2,2 inch = 2,191 mét. Rộng 7 feet 6,2 inch = 2,291 mét.
- Tổng tải trọng: 32,500 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 28,390 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 4,110 tấn.
8. Kích thước container thông dụng – container 40 feet cao
Container 40 feet cao rất được ưa chuộng tại Việt Nam khi thường xuyên được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Về kích thước, loại container này tương đương với container thường, khô 40 feet nhưng sẽ có chiều cao vượt trội hơn. Đặc biệt là phí THC và cước tàu chỉ bằng với container thường, khô 40 feet nên so về nhiều mặt sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của container 40 feet cao là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 39 feet 5,3 inch = 12,023 mét. Rộng 7 feet 8,6 inch = 2,352 mét. Cao 8 feet 10,2 inch = 2,698 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 40 feet = 12,190 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 9 feet 6 inch = 2,895 mét.
- Thể tích: 76,29 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 8 feet 5,8 inch = 2,585 mét. Rộng 7 feet 8,1 inch = 2,340 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 26,580 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 3,900 tấn.
9. Kích thước container thông dụng – flat rack container 40 feet
Flat rack container 40 feet là một trong những sự lựa chọn tốt nhất để vận chuyển những loại hàng hóa quá tải, quá khổ hoặc siêu trường siêu trọng. Điều này là do thiết kế của container không có vách và mái che nên phù hợp với hầu hết kích cỡ hàng hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải thiết kế dầm có hình chữ I với mục đích là làm tăng khả năng chịu tải.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của flat rack container 40 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 38 feet 2,7 inch = 11,650 mét. Rộng 7 feet 8,4 inch = 2,347 mét. Cao 6 feet 5 inch = 1,954 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 40 feet = 12,190 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: Không xác định.
- Tổng tải trọng: 45,000 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 38,900 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 6,100 tấn.
10. Kích thước container thông dụng – open top container 40 feet
Giống với open top container 20 feet, thiết kế của open top container 40 feet sẽ hở nóc và phủ bạt bên trên để có thể chuyên chở những loại hàng hóa quá khổ như vật liệu xây dựng,… một cách an toàn từ địa điểm này đến địa điểm khác. Còn về kích thước, loại container này sẽ không khác nhiều so với container thường, khô 40 feet.
Các kích thước và thông số kỹ thuật của open top container 40 feet là:
- Kích thước lọt lòng: Dài 39 feet 5,8 inch = 12,034 mét. Rộng 7 feet 8,4 inch = 2, 348 mét. Cao 7 feet 8,9 inch = 2,360 mét.
- Kích thước phủ bì: Dài 40 feet = 12,190 mét. Rộng 8 feet = 2,440 mét. Cao 8 feet 6 inch = 2,590 mét.
- Thể tích: 66,68 mét khối.
- Độ mở cửa: Cao 7 feet 5,6 inch = 2,277 mét. Rộng 7 feet 8,1 inch = 2,340 mét.
- Tổng tải trọng: 30,480 tấn.
- Trọng lượng hàng hóa: 26,680 tấn.
- Trọng lượng container rỗng: 3,800 tấn.
Một số lưu ý về kích thước container thông dụng
Kích thước container thông dụng được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tương đối, có thể không chính xác 100% (chênh lệch đôi chút – vài cm hoặc vài mm). Bởi thực tế sẽ phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất và điều kiện bên ngoài. Nhưng sẽ tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế ISO để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Ngoài kích thước thì bên ngoài container sẽ ghi thêm tải trọng. Tuy nhiên, đây chỉ là tải trọng trên lý thuyết, không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đóng hàng được chính xác như vậy. Thay vào đó, sẽ tuân thủ theo quy định của từng hãng tàu hoặc từng quốc gia. Nếu thực hiện sai, quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trên đây là các loại kích thước container thông dụng nhất hiện nay. Hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nguồn thông tin tham hảo hữu ích và thú vị. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu mua/thuê container, có thể liên hệ ngay với Luxury Container theo số hotline 0911 337 588 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ và phục vụ chu đáo trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cám ơn!
BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM:
Tin đọc nhiều
- Cập nhật: Giá container bán và cho thuê tháng 9/2021
- Container là gì? Công dụng và phân loại container chuyên dụng hiện nay
- Container Lạnh 40 Feet: Thông số kĩ thuật và ưu điểm nổi bật
- Container lạnh là gì? công dụng và hướng dẫn vận hành
- [Quan trọng] 6 Lưu ý khi chọn mua container văn phòng
- Bảng giá mua và thuê container kho tại Hải Dương
- Hướng dẫn lựa chọn kích cỡ container phù hợp để đóng hàng
- Container Lạnh 20 Feet: Ưu điểm, kích thước và ứng dụng
- Địa chỉ bán container văn phòng cũ giá rẻ tại Hà Nội
- Địa chỉ mua bán container cũ, mới uy tín tại Hà Tĩnh